Jbo

Cô tìm đến những hội nhóm chữa lành trên Facebook, trò chuyện câu chuyện của bản thân, được giới thi bana hills

【bana hills】Bói bài, thôi miên đội lốt 'chữa lành' tâm lý

Cô tìm đến những hội nhóm chữa lành trên Facebook,óibàithôimiênđộilốtchữalànhtâmlýbana hills trò chuyện câu chuyện của bản thân, được giới thiệu "phương pháp thôi miên hồi quy tiền kiếp", tức khi làm thôi miên, bản thân có thể nhìn thấy kiếp trước của mình để lý giải những khó khăn tại kiếp này.

Yến đăng ký gói thôi miên với giá 999.000 đồng cho 2-3 tiếng. Cô được dẫn vào một căn phòng, thực hiện thôi miên. Sau 5 phút, Yến cảm thấy đau nhức hai mắt, cơ thể nặng nề, khó cử động. Người thôi miên cho biết đây là trạng thái "linh hồn trong cơ thể đang kết nối với các vị thần tâm linh để trở về kiếp trước, sau đó cảm giác nặng nề sẽ mất dần, cơ thể lơ lửng như đang bị hút đi".

Kết thúc ca thôi miên, Yến choáng váng đầu óc. Cô thắc mắc tại sao không nhìn thấy kiếp trước, người thôi miên trả lời do "thể trạng của cô chưa đủ khả năng kết nối với các linh hồn". Những ngày sau đó, Yến liên tục gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm trong trạng thái hoảng loạn, sức khỏe ngày càng suy giảm.

Dịch vụ bói bài tarot trở nên phổ biến ở giới trẻ. Ảnh: Như Ngọc

Dịch vụ bói bài tarot phổ biến ở giới trẻ. Ảnh: Như Ngọc

Tương tự, cứ vài tháng, Ngân Giang, 22 tuổi, lại đi xem bói bài tarot, mục đích tìm cách giải quyết các vấn đề tình cảm. Tarot là hình thức xem bói bằng cách sử dụng các lá bài, người xem sẽ rút ngẫu nhiên một lá bài, dựa vào đó người đọc lý giải và đưa các lời khuyên, gọi là "thông điệp từ vũ trụ".

Lần đầu tiên, Giang trầm trồ trong lòng: "Sao nói đúng quá vậy". Cô làm theo lời khuyên người đọc bài đưa ra, bỗng dưng chuyện tình cảm trục trặc trở nên êm ả. Từ đó, cô tìm đến bói bài tarot như một cách giải quyết vấn đề, coi đây là thuốc chữa lành tâm hồn. Dịch vụ này tiêu tốn của Giang hàng chục triệu đồng do cô xem trực tiếp, online ở nhiều nơi để đối chiếu các lời khuyên. Tuy nhiên, công việc của Giang không tiến triển, các mối quan hệ bế tắc. "Lời khuyên từ vũ trụ" càng khiến cô bối rối, lạc hướng và căng thẳng.

Wounded healer, thuật ngữ xuất hiện nhiều trong các văn bản về phân tâm học, tham vấn, trị liệu tâm lý chỉ những người sử dụng những tổn thương tâm lý hay những nỗi đau của chính mình để giúp đỡ người có nỗi đau tương tự. Đây là công việc mang ý nghĩa tích cực nhưng đang bị bóp méo bởi những dịch vụ, khóa học, chương trình, sản phẩm đội lốt chữa lành tâm lý.

Các thống kê mới nhất cho thấy gần 15% dân số Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần, trong khi nhân lực điều trị thiếu, không đáp ứng nhu cầu người bệnh. Cả nước hiện có 605 bác sĩ tâm thần, đạt 0,62 bác sĩ/100.000 dân, trong khi chỉ số trung bình toàn cầu là 1,7, còn các nước thu nhập cao là 8,6. Còn điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tâm thần chỉ đạt 3/100.000 dân, trong khi trung bình toàn cầu là 3,8, các nước thu nhập cao là 29.

Tại Việt Nam, 37 tỉnh thành, phố không có nhân viên tâm lý lâm sàng. Hơn 11.000 trạm y tế xã chỉ cung cấp thuốc miễn phí cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm, không thể triển khai các dịch vụ như sàng lọc, trị liệu, phòng tái phát hay phục hồi chức năng. Ở khu vực tư nhân, tỷ lệ phòng khám tâm thần cũng ít.

Nhiều cách chữa lành xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Nhiều cách "chữa lành" xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh: Ảnh chụp màn hình

Trong khi đó, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, cho biết vấn đề sức khỏe tinh thần của người dân, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khoảng trống trong điều trị là mảnh đất màu mỡ để những nhóm đội lốt "chữa lành" sinh sôi. Nhất là khi tâm lý người bệnh đang mệt mỏi, họ càng dễ bị thao túng và trục lợi.

"Điều nguy hiểm là khi những định kiến tiêu cực về tâm thần vẫn tồn tại, chúng trở thành điểm rơi cho những dịch vụ không có căn cứ khoa học", bà Thu cho hay.

Thực tế, khi gặp các vấn đề tâm lý, nhiều người ngại chia sẻ với người thân hoặc tìm đến cơ sở y tế uy tín bởi quan niệm "chỉ có người điên mới vào viện tâm thần". Lo sợ bị đánh giá, họ chối bỏ, giấu giếm, hoặc tự tìm các dịch vụ thiếu cơ sở khoa học. Bác sĩ Thu ví điều này như một "tảng băng trôi", khiến các vấn đề tâm thần trở nên nghiêm trọng, âm thầm tàn phá sức khỏe và cuộc sống. Điều đáng nói, việc bỏ lỡ cơ hội vàng điều trị có thể khiến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí đánh đổi mạng sống khi người bệnh trầm cảm muốn tự sát.

Chưa kể, chi phí cho những dịch vụ đội lốt chữa lành còn tạo thêm gánh nặng cho người bệnh. Đơn cử, nhiều khóa trị liệu bằng giọng nói, tiếng chuông, thực dưỡng, tấm séc nhiệm màu, bút chì thanh tẩy, thẻ ATM... có thể lên tới vài triệu đồng một sản phẩm hoặc hàng chục triệu đồng một khóa học.

Bác sĩ Thu khuyến cáo việc chữa lành và chăm sóc tâm lý không thể thành công nhanh chóng chỉ qua một khoa học hoặc mua các sản phẩm. Khi gặp các vấn đề tinh thần, mọi người nên chia sẻ cùng người thân, tìm đến các cơ sở y tế uy tín, chọn lọc thông tin mỗi khi đưa ra các quyết định quan trọng liên quan sức khỏe.

Như Ngọc - Thúy Quỳnh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap